Không tự tin sẽ không có được thành công thực sự. Biết được điều đó nhưng với người thiếu tự tin như em thì phải làm sao
. Em không thực sự tự tin vào bản thân mình, luôn lo lắng rằng mình sẽ phạm sai lầm, sợ bị mọi người trêu chọc nên chưa bao giờ có thể bày tỏ ý kiến với mọi người. Em có thể làm việc tốt khi ở một mình nhưng nếu có người khác giám sát hay nhìn thì em sẽ mất tập trung và làm mọi thứ rối tinh lên. Khi ra trước đám đông, em không thể tự tin và làm được bất cứ việc gì, em luôn lo lắng mình sẽ làm sai.Dù đã cố hết sức khắc phục, nhưng dường như em vẫn không thể tự tin. Hơn bao giờ hết, em cần những lời khuyên quý giá của mọi người để em có thể thay đổi bản thân mình và vươn xa hơn tới con đườn dẫn đến thành công.
Bạn chỉ cảm thấy thiếu tự tin khi bạn cảm thấy bạn thua kém người khác, hoặc thấy mình không đủ bản lĩnh.
Việc cảm thấy thua kém có thể được “chữa trị” một cách đơn giản bằng cách bỏ hẳn thói quen so sánh. Người giỏi thì luôn có người giỏi hơn. Một người có thể giỏi ở một số lãnh vực nào đó, nhưng người không thể giỏi ở tất cả lãnh vực. Không ai là hoàn hảo cả.
Cho nên, việc so sánh bản thân bạn với người khác ở một lãnh vực người khác giỏi hơn bạn để từ đó suy ra bạn hoàn toàn thua kém là hết sức vô lý. Và như thế, việc cảm thấy thiếu tự tin cũng là hết sức vô lý, phải không nào?
Còn việc rèn luyện bản lĩnh (để nói chuyện trước đám đông hoặc đơn giản là tự tin khi giao tiếp) thì bạn có thể chú ý vào những mặt sau:
- Tri thức (rèn luyện thông qua học tập, đọc sách,…) để tự tin vào kiến thức của bản thân.
- Thể chất (rèn luyện thông qua thể thao, giúp đỡ các công việc nhà,…) để bạn tự tin vào vóc dáng, bề ngoài,…
- Tinh thần (rèn luyện thông qua giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội,…)
Nếu bạn tập trung rèn luyện những mặt nói trên thay vì tốn thời gian vào những việc vô bổ, bạn sẽ nhanh chóng có được bản lĩnh cần thiết để có thể thật sự tự tin.
Những điều tôi đề cập ở trên là để giải quyết vấn đề ở cái gốc của nó. Nhưng trong khi bạn từ từ “củng cố nền móng” thì bạn có thể dùng một số phương pháp sau để “chữa cháy tạm thời”:
- Hít thở sâu và chậm là cách lấy lại tự tin nhanh nhất.
- Cười thật tươi với người đối diện hoặc đám đông cũng là một cách lấy tự tin.
- Nói chuyện một cách rõ ràng lưu loát, không quá nhanh, không quá chậm.
- Lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.
- Thường xuyên sử dụng phương pháp hình dung để tưởng tượng bạn đang nói chuyện một cách rất tự tin với những người rất thành công hay với đám đông.
- Tập cách ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã, gọn gàng,…
- …v…v…
Cuối cùng, việc quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào bản thân nhằm củng cố “cái gốc” để đạt tự tin tuyệt đối. Những phương pháp “chữa cháy tạm thời” tập trung vào “cái ngọn” chỉ có thể tác dụng trong một thời gian ngắn và một số hoàn cảnh nhất định mà thôi.
Việc cảm thấy thua kém có thể được “chữa trị” một cách đơn giản bằng cách bỏ hẳn thói quen so sánh. Người giỏi thì luôn có người giỏi hơn. Một người có thể giỏi ở một số lãnh vực nào đó, nhưng người không thể giỏi ở tất cả lãnh vực. Không ai là hoàn hảo cả.
Cho nên, việc so sánh bản thân bạn với người khác ở một lãnh vực người khác giỏi hơn bạn để từ đó suy ra bạn hoàn toàn thua kém là hết sức vô lý. Và như thế, việc cảm thấy thiếu tự tin cũng là hết sức vô lý, phải không nào?
Còn việc rèn luyện bản lĩnh (để nói chuyện trước đám đông hoặc đơn giản là tự tin khi giao tiếp) thì bạn có thể chú ý vào những mặt sau:
- Tri thức (rèn luyện thông qua học tập, đọc sách,…) để tự tin vào kiến thức của bản thân.
- Thể chất (rèn luyện thông qua thể thao, giúp đỡ các công việc nhà,…) để bạn tự tin vào vóc dáng, bề ngoài,…
- Tinh thần (rèn luyện thông qua giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội,…)
Nếu bạn tập trung rèn luyện những mặt nói trên thay vì tốn thời gian vào những việc vô bổ, bạn sẽ nhanh chóng có được bản lĩnh cần thiết để có thể thật sự tự tin.
Những điều tôi đề cập ở trên là để giải quyết vấn đề ở cái gốc của nó. Nhưng trong khi bạn từ từ “củng cố nền móng” thì bạn có thể dùng một số phương pháp sau để “chữa cháy tạm thời”:
- Hít thở sâu và chậm là cách lấy lại tự tin nhanh nhất.
- Cười thật tươi với người đối diện hoặc đám đông cũng là một cách lấy tự tin.
- Nói chuyện một cách rõ ràng lưu loát, không quá nhanh, không quá chậm.
- Lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.
- Thường xuyên sử dụng phương pháp hình dung để tưởng tượng bạn đang nói chuyện một cách rất tự tin với những người rất thành công hay với đám đông.
- Tập cách ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã, gọn gàng,…
- …v…v…
Cuối cùng, việc quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào bản thân nhằm củng cố “cái gốc” để đạt tự tin tuyệt đối. Những phương pháp “chữa cháy tạm thời” tập trung vào “cái ngọn” chỉ có thể tác dụng trong một thời gian ngắn và một số hoàn cảnh nhất định mà thôi.
Chiến thắng bản thân mình, tự cải thiện và hoàn thiện chính bản thân là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn thật sự quyết tâm và kiên trì tôi tin rằng dần dần bạn sẽ cải thiện được chính mình. Tôi hy vọng những thủ thuật dưới đây có thể giúp bạn.
· Bắt đầu với những hành động nhỏ nhất của bạn. Hãy tự hỏi mình, "Làm thế nào tôi có thể cải tiến bản thân mình bởi những hành động nhỏ nhất?" Ví dụ như: làm cách nào để thở đúng? Ăn đúng cách? Tắm đúng cách... hầu hết tất cả chúng ta đều nghĩ rằng những việc đó quá nhỏ không cần phải cải thiện, nhưng đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Để làm một việc lớn chúng ta phải bắt đầu từ một việc nhỏ nhặt nhất. Vì việc nhỏ đó nó sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi và không cảm giác quá tải, dần dần sẽ hình thành những hành động lớn lao hơn. Cách bạn làm bất cứ điều gì là cách bạn làm tất cả mọi thứ.
· Hành động từ bên trong ra. Hãy nhìn sâu vào bên trong tâm hồn của bạn, phải biết chấp nhận những gì mình có và những gì mình không có để bạn tự tin hơn với chính mình.
· Biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, để có cách khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình.
· Hãy nhìn nhận mình một cách khách quan và chấp nhận những gì mình hiện có để vươn lên. Đừng để mọi thứ xung quanh ảnh hưởng quá nhiều đến bạn, cho dù bạn là ai, hoàn cảnh bạn thế nào. Hãy cố gắng vượt qua số phận để tìm ra được lối thoát cho mình. Hãy nghĩ rằng bạn là người làm chủ số phận, chứ không phải số phận điều khiển bạn. Đừng bao giờ gục ngã cũng đừng bao giờ tự đánh bại mình. Hãy nhìn những thành công và thất bại của bạn bằng một con mắt khách quan. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thách thức và nó chỉ là thử thách bạn mà thôi, hãy hết sức bình tĩnh và suy nghĩ nó theo một chiều hướng tích cực để bạn có cách tìm ra hướng đi và cách giải quyết cho vấn đề mà mình đang gặp phải.
· Bạn hãy tự hỏi xem bạn học hỏi được những kinh nghiệm gì từ những tình huống mà mình đã và đang đối mặt. Điều này sẽ giúp bạn tự hoàn thiện bản thân mình.
· Đổi mới, không bắt chước. Ganh tị, ghen tị, nghi ngờ và sự rụt rè là những thứ cản trở sự tăng trưởng của bạn. Nếu bạn muốn làm một cái gì đó, hãy làm theo cách của bạn và tin tưởng vào quan điểm của bạn. Đừng lo lắng nếu bạn đang làm nó "đúng" hoặc những gì người khác nghĩ.
· Tự cải thiện chính mình là một quá trình lâu dài, vì thế bạn cần có sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực. Cũng giống như việc tạo thói quen cho mình, bạn cần phải có một khoảng thời gian dài rèn luyện, chứ không phải chỉ qua một đêm là bạn có được thói quen đó. Kế hoạch tiếp tục tăng trưởng trong toàn bộ cuộc sống của bạn, vì vậy bạn đừng vội nản chí.
· Yêu cầu sự giúp đỡ. Đọc sách, tâm sự với bạn bè, có một lớp học, tham gia một nhóm hỗ trợ, thuê một chuyên nghiệp để bạn có thể định hướng được hướng đi của mình và biết được mình sẽ bắt đầu từ đầu. Khi bạn làm bất cứ việc gì, điều bạn cần là định hướng được con đường của mình và xuất phát từ đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét