Một trạng thái tâm lí thường thấy ở con người là cảm thấy được chấp nhận. Hiểu rõ điều này là cơ sở để bạn tạo lập và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với nhiều đối tượng.
Nhiều sách báo, hội thảo chuyên đề đã nói rõ vai trò của giáo dục mọi người cách thức giao tiếp và tạo ra mối quan hệ lâu dài với người khác. Sau đây là một vài điểm bạn nên lưu ý khi trò chuyện với người khác.
Một trong số đó là làm cho họ cảm thấy bản thân được chấp nhận. Theo như hệ thống cấp bậc Maslow về nhu cầu của một con người, một trong những điều cơ bản nhất là để họ cảm thấy mình thuộc về một nhóm nào đó. Con người cảm thấy mình là thành viên của một nhóm nhỏ như gia đình hoặc trong nhóm vài người bạn, hay ở tập thể như trong câu lạc bộ, đội bóng, tổ chức, chung cư hay ở buổi tiệc.
Con người ta phải thấy được họ có ích và được tôn trọng. Một cách đơn giản để thể hiện sự chấp thuận của bạn với họ là hãy biết lắng nghe. Lắng nghe giúp họ biết rằng ý nghĩ của họ có giá trị nào đó và thông tin của họ là hữu ích. Nó đặt ra một trạng thái cơ bản của sự chấp nhận và một cảm giác được trân trọng.
Đã bao giờ bạn lâm vào một trong những tình huống này chưa ?
- Khi đang chia sẻ những tâm tư của bạn, ai đó lại ngắt ngang và kết thúc “hộ” suy nghĩ của bạn.
- Khi đang tường thuật lại những gì xảy ra tuần trước, ai đó lại ngắt lời và kể lại y chang những gì bạn đã kể.
- Hỏi con bạn về chuyện học hành ở trường và nó chạy thằng lên phòng.
- Bạn muốn nói chuyện gì đó với ông xã của mình nhưng ông chồng lại bận xem bóng đá.
Bạn đã cảm thấy thế nào? Không ổn lắm, đúng không? Cảm giác như thế bạn bị coi thường. Cảm giác như thế chẳng ai lắng nghe lời bạn nói. Nó cho thấy lời nói, suy nghĩ và mối quan tâm của bạn không được để mắt tới.
Lúc còn bé, một đứa trẻ cảm nhận sự “chấp nhận” thông qua hành động vuốt ve âu yếm của mẹ nó. Khi nó lớn hơn chút nữa, lòng tự trọng của nó đến từ các thành viên khác trong gia đình, từ thầy cô giáo, bạn bè, bạn đồng lứa, xếp, bạn cùng phòng, vợ (chồng), những đứa con… Mọi người đều cần được chấp nhận. Điều đó biểu hiện sự tồn tại của họ.
Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống thiếu vắng sự tôn trọng lẫn nhau. Hình dung cuộc đời của một đứa trẻ bị mẹ nó hắt hủi. Tưởng tượng đến những tác hại với sự phát triển tâm hồn sau này của đứa bé. Nó lớn lên trong sự thất vọng và bị khinh miệt. Những tác động của sự phân biệt có thể dẫn tới trạng thái phẫn uất, và nếu không kiểm soát được, bạo lực sẽ nổ ra.
Sự ức chế dài lâu có thể dẫn tới sự thiếu kiềm chế và tính bạo lực. Khi một người có thái độ thù địch, bạo lực sẽ bùng phát. Sự tức giận tựa như một cánh rừng đang cháy vậy – nó có thể bùng lên dữ dội khi tức giận được đổ thêm vào. Hành động đơn giản là chấp nhận một ai đó có thể tạo ra một mối quan hệ hoặc phá vỡ nó.
Sự chấp nhận nên được làm một cách vô điều kiện. Người cho đừng mong “cái gì” đó để đền đáp lại. Sẽ không có “sợi dây nào được đính kèm” hoặc một sự cam kết nào phải hoàn thành. Mong đợi một điều gì đó được nhận lại sẽ phá hỏng mục đích làm mọi người yêu mến bạn. Trong thực tế, điều này chỉ gây thêm sự phẫn uất, khi mà bạn tìm cách điều khiển người khác bằng cách ép họ vào một tình thế khó xử trong tương lai.
Hãy chấp nhận không điều kiện suy nghĩ, ý tưởng hay mối quan tâm nào đó của mọi người, và chắc chắn kết quả đạt được sẽ rất tốt đẹp. Sự chấp thuận gợi ý một sự hợp tác và cùng nhau phấn đấu vì một mục đích chung. Sự chấp thuận đưa ra những kết quả tích cực và thành công. Hơn thế nữa, bạn còn thể hiện sự yêu mến và kính trọng cho người mà bạn thể hiện sự tôn trọng và chấp thuận.
Hãy sẵn sàng chấp nhận ý tưởng hay quan điểm của mọi người. Bạn sẽ không chỉ đạt được kết quả tốt đẹp, và còn cả sự ngưỡng mộ và đánh giá cao của mọi người nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét