Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

20 Gợi Ý

20 Gợi Ý

1.      “Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề gì, hãy thực hiện 3 điều sau:
  • Tự hỏi bản thân: “Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?”
  • Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều tồi tệ nhất.
  • Nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất.” (Carnegie 49)
2.      Chỉ làm việc không ngừng, cũng đủ cho nỗi lo âu phi tiêu tan. Tại sao lại giản dị như vậy? Đó là nhờ luật sau này, một trong những luật quan trọng nhất mà các tâm lý gia đã tìm ra được; óc người ta, dù thông minh đến đâu đi nữa, cũng không thể đồng thời nghĩ đến hai điều. (Carnegie 50)
3.      “Nhàm chán là nguyên nhân duy nhất thực sự gây ra sự mệt mỏi trong công việc“ (Carnegie 53)
4.      “Không có sức mạnh nào, oai quyền nào đem lại được dĩ vãng trở về với bạn. Vì thế, hãy sống với hiện tại và để cho quá khứ tự chôn vùi những sai lầm của nó.” (Carnegie 54)
5.      “Đừng quan tâm quá nhiều đến những chuyện vặt vãnh. Đừng để những chuyện nhỏ – những con mọt của cuộc đời – hủy hoại hạnh phúc của bạn.” (Carnegie 59)
6.      “Đặt một lệnh dừng đối với nỗi lo lắng của chúng ta. Đừng dành cho nó sự quan tâm quá mức” (Carnegie 58)
7.      “Sử dụng luật bình quân để loại bỏ những nỗi lo lắng. Hãy tự hỏi: xác suất xảy ra việc này là bao nhiêu?” (Carnegie 60)
8.      “Tìm hiểu vấn đề. Đừng vội vã quyết định trước khi có những hiểu biết cần thiết.” (Carnegie 63)
9.      “Trong luật có câu này ai cũng biết: “Luật không kể tới những việc lặt vặt”. Người hay ưu tư cũng đừng kể gì những việc lặt vặt, mới có thể bình tĩnh trong tâm hồn được.” (Carnegie 62)
10.  “Khi ta đã chịu nhận sự chẳng may nhất thì ta có còn để mất nữa đâu, và như vậy tức là tự đặt vào một tình thế chỉ có lợi mà vô hại.” (Carnegie 64)
11.  “Bạn còn nhớ những việc mà bạn lo lắng cách đây một năm không? Chúng diễn ra như thế nào? Có phải bạn đã phí công vô ích vì chúng không? Có phải sau cùng hầu hết mọi việc đều trở nên ổn cả phải không?” (Carnegie 65)
12.  “Nếu bạn có thể đọc hết thảy những sách luận đề về những ưu tư, do những bậc thông thái nhất trong hoàn cầu đã soạn, thì bạn cũng không thể kiếm được một dòng nào có chân nghĩa sâu xa hơn những câu phương ngôn thông dụng nhất như “Chưa tới những cầu đừng lo thiếu cách qua sông” hay “Đừng than tiếc chỗ sữa đổ”. (Carnegie 67)
13.  “Nếu bạn có những ưu phiền thì cách loại bỏ tuyệt vời nhất là đi dạo để khuây khỏa. Hãy đi tản bộ một lát, những ưu phiền sẽ mọc cánh và bay đi!” (Carnegie 68)
14.  “Nếu bạn không ngủ được thì hãy ngồi dậy và làm cái gì đó thay vì nằm đó và lo âu. Chính sự lo âu làm bạn mất ngủ chứ không phải giấc ngủ” (Carnegie 70)
15.  “Hãy suy nghĩ về vấn đề đó bằng nhiều khía cạnh mà bạn có thể trước khi đưa ra giải pháp. Nhưng khi vấn đề đã xong thì đừng lo âu làm chi nữa.” (Carnegie 71)
16.  “Nếu chúng ta không được thoả mãn hết thảy những điều mong muốn thì cũng đừng tự đầu độc và làm cho tính tình chua chát vì âu sầu, uất hận. Hãy đối đãi tốt với bản thân. Hãy tư duy triết học. Theo Epictetus, triết học đó chỉ cô động như thế này: điều tính túy trong triết học chính là con người cần sống như thế nào để hạnh phúc của họ lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài càng ít càng tốt.” (Carnegie 76)
17.  “Hãy thử mở miệng ra cười lớn hãy hồn nhiên vui vẻ, hãy ưỡn ngực hít một hơn dài rồi ca lên một khúc, nếu không ca được thì huýt sáo, nếu không huýt sáo được thì ngâm nga. Bạn sẽ thấy liền rằng tinh thần không thể nào buồn ủ rũ khi hành động tỏ một nỗi vui chói lọi.” (Carnegie 56)
18.  “Khi ta thù oán, tức là ta đã cho họ dịp ảnh hưởng đến đời ta: ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến cái thú ăn, đến tiền tiềm lực, đến sức khoẻ và sự yên tĩnh trong tinh thần của ta. Bọn tù nhân chỉ cần biết chúng đã làm ta phải băn khoăn, phải bức rứt là nhẩy lên vì sung sướng. Ta thù oán chúng, chắc chắn là chẳng làm cho chúng đau đơn chút nào, mà trái lại làm cho đời là luôn luôn thành ác mộng.”
19.  “Chín mươi phần trăm sự việc trong cuộc sống chúng ta là như ý và mười phần trăm còn lại là trắc trở. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc thì chúng ta chỉ việc tập trung vào chín mươi phần trăm điều như ý và quên đi mười phần trăm sự trắc trở. Trái lại, nếu cứ muốn lo nghĩ, cáu kỉnh khi mắc bệnh ung thư thì cứ việc mà nghĩ luôn luôn đến mười phần trăm trường hợp khổ cực.” (Carnegie 52)
20.  “Nếu bạn và tôi không kiếm việc để làm, cứ ngồi không mà nghĩ vơ nghĩ vẩn, thì có một bầy quỷ dữ sinh ra và đục khoét, phá tan năng lực hành động và ý chí của ta.”

Năm Điều Hối Tiếc Nhất Lúc Sắp Lìa Trần

Năm Điều Hối Tiếc Nhất Lúc Sắp Lìa Trần

 Nữ y tá Bronnie Ware (người Úc) đã có nhiều năm chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt, tổng kết lại và viết thành: “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”.
Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa.
Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực. Điều hối tiếc này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc.
Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình. Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người.
Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối.
Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn. Rất nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là sự dễ chịu của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại.

Cô Ơi Cô, Nhà Cô Có Nến Không Ạ?

Cô Ơi Cô, Nhà Cô Có Nến Không Ạ?

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới
Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: ” Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”
Thế là cô gái xẵng giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
Bởi… Cho đi chính là Nhận lại. 

Cái gốc của mọi kỹ năng làm việc

Cái gốc của mọi kỹ năng làm việc

Có một vài kỹ năng chúng ta cảm thấy là rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, như là tự tin (không sợ sệt), hứng thú làm việc (không chán nản hoặc lười biếng), nhạy cảm để hiểu được mọi người quanh mình, cẩn thận để không làm việc cẩu thả, bình tĩnh không nổi giận để khỏi làm hỏng chuyện… Mỗi kỹ năng, nếu bạn đọc sách hoặc đi vào các lớp học về kỹ năng đó, thì các bạn sẽ thấy được một danh sách dài các việc bạn phải làm để phát triển kỹ năng. Thường là một danh sách có ít nhất là 10 điều phải làm, đọc xong là đã sợ; đừng nói là 10 danh sách khác nhau cho 10 kỹ năng ta muốn học.
Đó là vấn đề của những lớp đào tạo “kỹ năng sống” bằng ngọn. Sự thật là bạn không thể học với một danh sách dài như thế, và nhất định là không thể học với 10 danh sách dài như thế.
Cho nên chúng ta phải khôn ngoan để học một điều gốc. Nếu học chỉ một gốc, đương nhiên là ta được tất cả mọi ngọn từ gốc đó sinh ra.
Gốc đó là trái tim tĩnh lặng.
- Tĩnh lặng thì đương nhiên là tự tin, vì người tĩnh lặng chẳng có sợ sệt trong lòng.
- Tĩnh lặng thì thường là có hứng thú làm việc, vì không có những trầm uất hay stress trong lòng làm mình buồn nản hay lười biếng.
- Tĩnh lặng thì đương nhiên là rất nhạy cảm khi nói chuyện với người khác, vì không có các xung động hay thành kiến làm ta chia trí hay mờ mắt.
- Tĩnh lặng thì làm việc cẩn thận, vì tĩnh lặng thì không hấp tấp.
- Tĩnh lặng thì luôn luôn làm việc bình tĩnh và hiệu quả, vì không dễ nổi giận.
- Tĩnh lặng thì khiêm tốn, nên không hỏng việc vì kiêu căng.
Người xưa lấy tĩnh lặng làm gốc cho mọi điều, không phải vì mọi người đều muốn thành thiền sư, mà vì tĩnh lặng làm cho mọi kỹ năng khác đều tăng. Võ sư học Thiền. Kiếm sĩ học Thiền. Người pha trà học Thiền. Người cắm hoa học Thiền. Bác sĩ học Thiền. Doanh nhân học Thiền. Tướng học Thiền. Vua học Thiền…
Khi ta học được tâm tĩnh lặng là ta đã có gốc, các kỹ năng làm việc khác tự nhiên phát triển cho ta.
Cho nên, dù các bạn làm nghề gì—kỹ sư, giáo sư, bác sĩ, luật sư, họa sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ—hãy tập tâm tĩnh lặng. Rồi các bạn sẽ thấy, càng tĩnh lặng, các kỹ năng làm việc của bạn càng tăng, dù đó là loại việc gì.
Và khi nói đến tĩnh lặng, ta hay nói đến chữ Thiền, vì hai từ đó gần như có nghĩa như nhau. Tâm Thiền là Tâm Tĩnh Lặng.
Nhưng có nhiều cách luyện tâm tĩnh lặng, không chỉ ngồi Thiền mà thôi, như là: tập trung vào chỉ một việc đang làm (thiền từng phút), cầu nguyện, nhìn ngắm thiên nhiên… Có nhiều cách tập tâm tĩnh lặng. Làm sao để trái tim của bạn được rỗng lặng, không có thành kiến và xung động trong đó là được.
Chúc các bạn một ngày được gốc.

10 điều chị em thắc mắc nhiều nhất về sức khỏe