BIẾT CÂN NHẮC
Trước khi để nỗi buồn hay sự giận dữ choáng ngợp tâm trí, hãy tự nói: “Điều đó có đáng không?”. Cảm xúc tiêu cực có thể khiến ta mất bình tĩnh và làm những điều dại dột mà ta sẽ phải hối hận cả đời. Liệu giây phút nhất thời đó có đáng để ta phải mất đi những gì tốt đẹp và sự thanh thản trong tâm hồn? Liệu chúng có đáng để ta phải chịu đựng sự phán xét của những người xung quanh về rắc rối mà ta đã gây ra? Có thể ta sẽ đưa ra hàng ngàn lý do khác nhau cho tâm lý tiêu cực của mình, ví như, nếu ta không buồn về điều đó thì nghĩa là ta đang lừa dối bản thân. Tuy nhiên, chẳng có gì đáng để ta hy sinh sự bình lặng của tâm hồn. Sự an vui trong tâm tưởng mới chính là suối nguồn hạnh phúc vĩnh cửu ta cần tìm về mỗi ngày.
“Kẻ thất bại được hoan nghênh mới là người thắng cuộc”
George Herbert
George Herbert
NHÌN LẠI QUÁ KHỨ
Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một người nào đó, tôi thường nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc mâu thuẫn nhau. Thậm chí, chỉ cần nghĩ đến việc làm sao để không gượng gạo khi ở bên người thân cũng đủ khiến tôi rối trí. Tôi tự tạo cho mình một vỏ bọc khó chịu để tránh tiếp xúc với người khác. Nhưng rồi, năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. Tôi cố gắng cởi mở và thân thiện hơn với mọi người.
Thật vậy, dù là quá khứ hay hiện tại, chúng ta cũng đừng ngần ngại đối mặt với chúng. Nói mình không có quá khứ nghĩa là ta đang tự lừa dối bản thân. Ngược lại, nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại. Tốt nhất, hai mảng cuộc sống đó cần được cân bằng.
Phán xét quá khứ là một việc làm vô nghĩa và lãng phí thời gian, bởi chẳng bao giờ ta có thể thay đổi được những chuyện đã qua. Tuy nhiên, nếu ta dám đương đầu với những nỗi đau, sự xấu hổ, giận dữ như chúng vốn có, ta sẽ tích luỹ cho mình nhiều bài học quý và thanh thảnh hơn khi nhìn lại chúng. Khi đã sẵn sàng chấp nhận quá khứ, ta sẽ không bị quá khứ dằn vặt thêm nữa.
Nếu quá khứ vẫn quẩn quanh quấy nhiễu, hãy tìm cách giải phóng nó khỏi tâm trí để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại. Vẫn biết rằng quá trình đó rất đau đớn, nhưng hãy nhìn lại những gì mình gặp phải và giải quyết triệt để chúng bằng cách tháo gỡ vướng mắc với những người liên quan, trong một hoàn cảnh thuận lợi hoặc bằng sự tĩnh lặng của tâm hồn. Bạn sẽ không thể tha thứ nếu không thực sự xem xét và nhìn nhận chúng. Vì thế, hãy làm tất cả những gì có thể để giải phóng mình khỏi những vấn đề còn dang dở trong quá khứ và nhẹ lòng bỏ qua tất cả.
Đừng bao giờ quên rằng, quá khứ là một phần của cuộc sống, nhưng hiện tại mới là quan trọng nhất. Chỉ nên xem quá khứ như những bài học để ta chiêm nghiệm trên con đường vững bước về phía trước.
Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một người nào đó, tôi thường nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc mâu thuẫn nhau. Thậm chí, chỉ cần nghĩ đến việc làm sao để không gượng gạo khi ở bên người thân cũng đủ khiến tôi rối trí. Tôi tự tạo cho mình một vỏ bọc khó chịu để tránh tiếp xúc với người khác. Nhưng rồi, năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. Tôi cố gắng cởi mở và thân thiện hơn với mọi người.
Thật vậy, dù là quá khứ hay hiện tại, chúng ta cũng đừng ngần ngại đối mặt với chúng. Nói mình không có quá khứ nghĩa là ta đang tự lừa dối bản thân. Ngược lại, nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại. Tốt nhất, hai mảng cuộc sống đó cần được cân bằng.
Phán xét quá khứ là một việc làm vô nghĩa và lãng phí thời gian, bởi chẳng bao giờ ta có thể thay đổi được những chuyện đã qua. Tuy nhiên, nếu ta dám đương đầu với những nỗi đau, sự xấu hổ, giận dữ như chúng vốn có, ta sẽ tích luỹ cho mình nhiều bài học quý và thanh thảnh hơn khi nhìn lại chúng. Khi đã sẵn sàng chấp nhận quá khứ, ta sẽ không bị quá khứ dằn vặt thêm nữa.
Nếu quá khứ vẫn quẩn quanh quấy nhiễu, hãy tìm cách giải phóng nó khỏi tâm trí để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại. Vẫn biết rằng quá trình đó rất đau đớn, nhưng hãy nhìn lại những gì mình gặp phải và giải quyết triệt để chúng bằng cách tháo gỡ vướng mắc với những người liên quan, trong một hoàn cảnh thuận lợi hoặc bằng sự tĩnh lặng của tâm hồn. Bạn sẽ không thể tha thứ nếu không thực sự xem xét và nhìn nhận chúng. Vì thế, hãy làm tất cả những gì có thể để giải phóng mình khỏi những vấn đề còn dang dở trong quá khứ và nhẹ lòng bỏ qua tất cả.
Đừng bao giờ quên rằng, quá khứ là một phần của cuộc sống, nhưng hiện tại mới là quan trọng nhất. Chỉ nên xem quá khứ như những bài học để ta chiêm nghiệm trên con đường vững bước về phía trước.
“Mối quan tâm của chúng ta không phải là thờ phụng những lăng mộ đã chôn vùi trong lòng đất mà là làm sao để duy trì tính nhân văn của con người trong cuộc sống thực tại.”
Abraham Joshua Heschel
Abraham Joshua Heschel
ƯỚC MƠ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét