Những nguyên nhân không ngờ có thể
gây đau đầu
|
Mỗi khi bị nhức
đầu, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu cho rằng nếu xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh thì chúng
ta có thể giảm bớt được đau đớn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sư lo âu, căng
thẳng tâm thần, nhìn dán mắt vào màn ảnh máy điện toàn,và ngay cả quan hệ tình
dục cũng được xem như là căn nguyên của nhức đầu. Nhưng cũng còn những nguyên
nhân khác không thể ngờ có thể gây nhức đầu như trình bày dưới đây
1. Gội đầu ở tiệm:
Một số người vẫn
tưởng là đi tiệm gội đầu là để được thư dãn.Nhưng thật ra ngửa đẩu ra sau để
cho thợ sối nước có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây nhức đầu.Theo bác sĩ
Michael Gross khi ngửa đầu ra sau như vậy bạn sẽ kích thích một trong những dây
thẩn kinh kích động một dòng điên ở phía sau não , dòng điện này gây đau đớn
mỗi khi được phóng ra không chính xác
Bác sĩ Gross cũng
cho biết là có những vị thế vụng về khác cũng gây nhức đầu như kẹp điện thoại
giữa vai và tai, ngồi trên ghế không có cái tựa lưng
|
|
2. Ho
|
.
|
Ngoài nguyên nhân
gây đau đầu do hắt hơi, hỉ mũi hay tư thế cúi thấp người , thống kê mới đây còn
cho biết khoảng một phẩn trăm trường hợp đau đầu là do ho. Chứng đau đầu này
goị là "đau đầu ho" (cough headache) và nam giới là đối tượng
dễ mắc phải. Nguyên do là vì cơn ho tạo áp lực trong não, đẩy não xuống đè lên
ống tủy sống phía trên làm cho đau đầu
Thường ra đau đầu
do ho có kèm theo những triệu chứng khác như đau cổ, mất thăng bẳng, giảm thị
lực, mất ngủ và ù tai. Vì thế các bác sĩ khuyên nếu bạn bị "đau đầu
ho" thì tốt nhất nên chữa bệnh ho trước thay vì chữa nhức đầu
3. Chạy bộ trên máy tập thể dục:
Chứng đau đầu sau
khi chạy bộ trên máy tập thể dục (treadmill) được gọi là "đau đầu do gắng
sức" vì khi vận động các mạch máu ở cổ, đầu và da đầu bị sưng, gây áp lực
và dẫn đến đau đầu. Những người có tiền sử đau nửa đầu (migraine) dễ bị triệu
chứng này.
Các bác sĩ khuyên
khi bị "đau đầu do gắng sức", tốt nhất bạn nên thay đổi phương pháp
tập thể dục , chuyễn sang bơi lội thay vì chạy bộ. Bên cạnh đó uống thuốc chống
viêm khoảng 30 phút trước khi tập thể dục cũng giúp giảm bớt sưng.
4. Phong cách sống:
Những người hay tự
ti mặc cảm hoặc lo lắng thường mắc chứng đau nửa đầu (migraine) . Điều này được
các bác sĩ lý giải do mỗi khi chúng ta bị căng thẳng tâm thẩn (stress), mức độ
hóa chất serotonin trong não bị suy giảm và chính nồng độ thấp serotonin là
nguyên nhân gây đau đớn
5. Thực phẩm:
|
|
Một số thực phẩm
được xác định là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu (migraine), nhưng thịt
giăm bông (ham) có lẽ là một trong những nhân tố gây bệnh hàng đầu.
Thịt giăm
bông chứa chất tyramine cũng như những chất bảo quản thực phẩm như
nitrate hay nitrate.Các chất này làm tăng dòng máu chảy lên não gây nên
chứng đau đầu.
Tyramine chủ yếu
được thấycó trong các thực phẩm được bảo quản như ngâm dấm, hun khói, ướp
hay lên men. Những thực phẫm khác có tyramine là pho-mát, xô cô la và thịt chế
biến sẵn
Ngoài ra một số
trái cây như dứa (thơm) và chuối cũng có tyramine
6. Cột tóc
Phụ nữ và cả nam
giới hay cột tóc chặt thường dễ bị đau đầu. Triệu chứng tương tự cũng xảy ra
khi bạn tết (bện) tóc hoặc đội mũ hay mang băng đầu quá chặt
7. Đời sống tình dục:
Nhức đẩu là một
trong những cớ thông thường để tránh quan hệ tình dục, nhưng cực độ của việc
làm tình có thể dẫn đến đau đầu ngay trước và trong khi có cực khoái , gọi
là”đau đẩu giao hợp” (coital headache). Theo Viện Thẩn kinh Risskow, Đan mạch
bệnh đau đẩu này thường hay xẩy ra cho đàn ông và biểu hiện qua một cơn đau như
co rút phiá sau đầu.
8. Tắm vòi sen nước nóng:
|
|
Trong khi một số
người cảm thấy thoải mái khi tắm bằng vòi sen nước ấm thì một số khác lại thấy
đau đầu. Điều này được lý giải là do nhiệt độ nước ấm làm thay đổi huyết áp cơ
thể ( cả trong đầu) dẫn tới chứng đau đầu ở vùng trán nhưng không kéo dài quá 5
phút.
Ngoài ra, dùng nước
lạnh hoặc ăn kem cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự.gọi là “đóng băng não
(brain freeze)
9. Hút thuốc lá:
Các nhà nghiên cứu
tại Đại học Salamanca
(Tây Ban Nha) cho rằng chất nicotine trong thuốc lá khiến các mạch máu não bị
co thắt lại gây tắc nghẽn khiến người hút thuốc cảm thấy nhức đầu.
10-Thiếu ngủ
Cũng giống như
trạng thái căng thẳng tâm thần (stress) thiếu ngủ làm giảm mức độ serotonin
trong não và gây ra đau đầu.
Một nghiên cứu-- do
Trung tâm chuyên về bệnh nhức đầu tại Atlanta thực hiện trên hơn 1.200 bệnh
nhân bị đau nửa đầu –cho thấy là những người ngủ 6 giờ mỗi đêm bị đau đầu nặng
và thường xuyên hơn so với những người ngủ nhiểu hơn
11. Thời tiết nóng:
|
|
Theo một nghiên
cứu của Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston chứng nhức đầu gia tăng cùng với sự gia
tăng nhiệt độ. Theo các nhà nghiên cứu nguy cơ nhức đầu tăng 7,5% mỗi khi nhiệt
độ tăng thêm12,8 độ C. Vì thế khi ra nắng bạn nên đội mũ hoặc hoặc che dù
Chữa trị bệnh nhức nửa đầu bằng phương cách
tự nhiên
Phần
lớn chúng ta đôi khi bị nhức đầu ( headache) chỉ cần uống vài viên thuốc
aspirin là khỏi. Nhưng khi bị nhức nửa đầu ( migraine)thì lại khác. Lý do là vì
nhiều thuốc trị chứng nhức nửa đầu có tác dụng phụ từ buồn nôn và loét dạ dày
tới rủi ro tăng cao về tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Hơn nữa hai
phần ba bệnh nhân uống các thuốc này không thầy có hiệu quả mong muốn.Vậy thì chúng ta phải làm gì? Theo những nghiên cứu mới nhất, có nhiều điều chúng ta có thể làm
Mặc dầu các nhà khảo cứu chưa có thể xác định đích xác tại sao chứng nhức nửa đầu xẩy ra, nhưng họ đã biết rõ các thay đổi sinh lý học gây ra bởi chứng bệnh này Khi các tế bào thẩn kinh của não bị kích thích quá độ thì chúng sẽ phóng thích những hoá chất gây viêm và sưng cho các mạch máu ở cổ và não. Những phép điều trị dưới đây giúp giải quyết các vấn đề này. Đây là những phép điều trị tự nhiên nhưng lại có hiệu quả không thể ngờ trong việc ngăn ngừa và giảm bớt nhịp độ và tính cách nghiêm trọng của các cơn nhức nửa đầu.
1- Thể dục
Có nhiều bằng chứng xác nhận là hoạt động thể lực giúp ngăn ngừa chứng nhức nửa đầu. Một nghiên cứu do Đai học Gothenburg,( Thuy điển) vào năm 2011 đã cho thấy là thể dục ưa khí (aerobic exercise) cũng hiệu nghiêm trong việc phòng chống chứng nhức nửa đầu như thuốc topiramate ( Topamax). Trong nghiên cứu này một phần ba số bệnh nhân đạp xe đạp tại chỗ ba lần mỗi tuẩn, mỗi lần 40 phút, trong khi một phần ba khác được cho uống thuốc topiramate với liều lượng tăng dần tới mức tối đa khả dung 200mg/ngày. Nhóm tập thể dục và nhóm uống thuốc đều có tỉ lệ giảm về các cơn nhức nửa đầu như nhau, nhưng 33 phần trăm các người uống topiramate chịu nhữnng tác dụng phụ bất lợi trong khi các người tập thể dục thì không. Các nhà khảo cứu kết luận là tập thể dục đều đặn là một lựa chọn tốt cho những người nhức nửa đầu nếu họ không muốn phải uống thuốc mỗi ngày.
Giúp ích ra sao?
Thể dục đểu đặn, nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng tâm thần và xua đuổi stress., một nguyên nhân gây chứng nhức nửa đầu cho nhiều người. Thể dục cũng kích thích sư phóng thích endorphin, một chất an thần nhẹ
Bao nhiêu là vừa?
Bộ Y tế khuyến cáo nên tập mỗi tuần 150 phút thể dục ưa khí vừa phải hoặc 75 phút thể dục ưa khí mạnh, tốt nhất là rải đều trong tuần. Nên cẩn thận đừng có tập quá độ thể dục mạnh vì làm như vậy sẽ kích phát chứng nhức nửa đầu thay vì ngăn chặn.
2- Riboflavine (vitamin B2)
Riboflavin (vitamin B2) có trong một số thực phẩm và thuốc bổ sung. Vitamin này giúp bảo vệ các tế bào chống lại tỗn thương do phản ứng oxi-khử (oxidase damage) và có tham gia vào việc sản xuất năng luợng. Trong một thử nghiệm quan trắc hiệu năng cụa riboflavine trong việc phòng chống chứng nhức nửa đầu thì 59 phần trăm bệnh nhân uống 400mg riboflavin/ngày trong ba tháng có rủi ro lên cơn nhức nửa đẩu giảm được 50 phần trăm hay hơn
Giúp ích ra sao?
Riboflavine là một dược phẩm tốt để phòng chống chứng nhức nửa đầu. Nghiên cứu chothấy là một liểu lượng cao riboflavine (400mg/ngày) trong ba tháng giảm đáng kể số lẩn cơn đau nửa đẩu nhưng không giảm được sự đau đớn và thời gian của cơn đau nửa đầu một khi đã xẩy ra
Bao nhiêu là vừa?
Liều lượng khuyến cáo là 400mg/ngày trong ba tháng. Các nhà khảo cứu khuyên nên uống riboflavin cùng với B- complex, vì riboflavine tăng sự hấp thu của các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm kẽm, sắt, folate, vitamin B3 và vitamin B12. Hơn nữa vitamin B1 có thể giúp tăng mức riboflavin
Các thực phẫm có nhiều riboflavin
Gan, thịt bò nạc, thịt trừu, ngũ cốc nguyên hạt, yogurt, sữa ít chất béo, trứng, hanh nhân, nấm, măng, cải bruxen, cải hoa (broccoli) và rau bina (spinach). Trữ các thực phẫm này nơi không có ánh sáng vì ánh sáng phân hủy riboflavin
3. Magnesium
Vì cơ thể chúng ta không sản xuất được magnesium nên
chúng ta phải dựa vào thực phẫm và thuốc bổ sung để có khoáng chất này. Hầu hết
các nghiên cứu đểu cho thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa sự thiếu
magnesium và chứng nhức nửa đầu. Theo ước tính thì hiện nay tại Hoa kỳ cứ
4 người lại có 1 người thiếu magnesium
Giúp ích ra sao?
Magnesium làm dây thẩn kinh và cơ bắp thư dãn và chuyển
các xung động thẩn kinh đi khắp cơ thể và não. Ngoài ra magnesium bảo vệ thẩn
kinh khỏi bị kích thích quá độ. Nói chung, khoáng chất này giúp ngăn ngừa và
làm giảm bớt chứng nhức nửa đầu
Bao nhiêu là vừa?
Các chuyên gia không thống nhất vể điểm này. Một số đưa
ra khuyến cáo là 200 tới 600mg / ngày, trong khi một số chuyên gia khác đề nghị
1,000 mg/ngày. Bạn nên bàn với bác sĩ của mình để xem liều lượng nào thích hợp
với bạn. Nếu bạn uống thuốc mgnesium bổ sung thì ban nên chọn dạng “chelat”
(như magnesium citrate hay magnesium oxide) tức là dạng thuốc trong đó
magnesium được liên kết với một phân tử khác, như vậy để sự hấp thu
magnesium được dễ dàng hơn
Các thực phẫm có nhiều
magnesium:
Hạt bí ngô, rau bina, củ cải Thuy sị (Swiss chard),
cá hồi Alaska, cá chim (halibut), hạt hướng dượng, hạt vừng, hạt lanh
(flaxseed), cây mào gà (amaranth), cây diêm mạch (quinoa), đậu nành và đậu đen
4. 5-hydroxytryptophan (5-HTP)Đây là một chất được cơ thể sản xuất từ amino acid tryptophan. Theo nghiên cứu 5-HTP có tác dụng hạ gảm cả nhịp độ lẫn tinh cách nghiêm trọng cũa các cơn nhức nửa đầu
Giúp ích ra sao?
5-HTP gia tăng lượng serotonine do cơ thể sản xuất, chất này là một chất truyền thần kinh (neurotransmitter) tham gia vào việc điều hòa mạch máu. Mức serotonine thấp được thấy là có liên hệ với chứng nhức nửa đầu, vì vậy thuốc 5-HTP bổ sung được cho là có lợi ích trong việc điều chỉnh lại sư mất thăng bằng
Bao nhiêu là vừa?
Bạn cẩn phải thảo luận với bác sĩ về liều luơng thích hợp. Liều lượng có thể bắt đẩu từ 200mg/ngày lên tới 600mg/ngày. Mỗi khi dùng thuốc bạn phải uống một ly nước đầy
5. Coenzyme Q10 (CoQ10)
Coenzyme Q10 là một chất chống oxi hóa rất quan trong đối với mạch máu. Cơ thể chúng ta có thể sản xuất CoQ10, và chúng ta có thể có thêm chất này qua thực phẩm và thuốc bổ sung. Thí nghiệm cho thấy hơn 61 phần trăm những người uống 150mg CoQ10 mổi ngày có số ngày bị nhức nửa đầu giảm trên 50 phần trăm mà lại không chịu tác dụng phụ nào
Giúp ích ra sao?
CoQ10 tăng luợng máu chảy tới não, cải thiện sự tuần hoàn máu và bảo vệ các tế bào chống tổng thương do phản ứng oxi hóa -khử. Ngoài ra CoQ10 còn giúp ỗn định đường trong máu; mức đường-huyết thấp là một nguyên nhân chính gây nhức nửa đầu
Bao nhiêu là vừa?
Bạn nên thảo luận với bác sị về liều lượng. Nhà dinh dưỡng học Phyllis A. Balch cho rẳng liều lượng thích hợp là 60 mg/ngày, trong khi đó chuyên gia dinh dưởng hàng đầu Jonny Bowden khuyên nên dùng 100mg CoQ10 mỗi ngày, ba lần một ngày
Các thực phẩm chứa nhiều CoQ10
Cá , bộ đồ lòng (đặc biệt là gan, thận, và tim) và ngũ cốc nguyên hạt
6- Cúc thơm (Feverfew)
Đây là loại cây rậm rạp, có mùi thơm được thông dụng trong ngành Đông y để trị bệnh nhức nửa đầu và các chứng nhức đầu khác. Theo chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Jonny Bowden thì nếu dùng cúc thơm cùng với vỏ cây liểu trắng thì nhịp độ, cường độ và thời gian của cơn nhức nửa đầu giảm tới 60 phần trăm
Giúp ích ra sao?
Cúc thơm giúp làm dịu bớt sự nhói đau do cơn nhức nửa đầu gây ra bằng cách giàm bớt viêm của các mạch máu nhất là trong não. Cúc thơm này gây rất ít tác dụng phụ, mà lại còn chế ngự được nôn mửa và buồn nôn
Bao nhiêu là vừa?
Tối thiểu là 250mg/ngày. Chuyên gia dinh dưởng Bowden khuyên nên dùng 300mg, hai lẩn một ngày trong hai tuần. Theo nhiều chuyên gia khác, muốn có hiệu quả phải uống liên tục trong 4 tuần
Lưu ý Trước khi uống bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ. Không nên uống khi mang thai hay dư tính mang thai
7. Các acid béo Omega-3
Các chất béo Omega-3 là những chất chống viêm có rồi rào trong nhiều loại thực phẩm. đặc biệt là cá và các hạt . Một nghiên cứu tại Thuy điển cho thấy số cơn nhức nửa đầu giảm 28 phần trăm và cường độ cơn nhức nửa đầu giảm 32 phẩn trăm. Một nghiên cứu khác cho biết 87 phẩn trăm bệnh nhân uống thuốc Omega-3 bổ sung nhận thấy chứng nhức nửa đầu có thuyên giảm
Giúp ích ra sao?
Các acid Omega- 3 bảo vệ các tế bào não và giảm viêm, do đó có thể giúp giảm sự đau đớn khi bị nhức nửa đầu. Ngoài ra, Omega- 3 cũng giúp giảm nhịp độ và thời gian của các cơn đau nửa đầu
Bao nhiêu là vừa?
Chuyên gia dinh dưỡng Joy Bauer khuyên nên uống 1,000 mg/ngày một hỗn hơp EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Nếudùng thuốc Omega- 3 bổ sung bạn nên để thuốc trong tủ lạnh để thuốc khỏi bị oxihóa
Các thực phẫm chứa nhiều Omega-3:
Cá hồi
Đau nửa đầu là một căn bệnh
khó chịu đang hành hạ khoảng 20% dân số thế giới, không phân biệt giới tính, nguồn
gốc, tuổi tác. Bệnh đặc biệt trầm trọng đối với những phụ nữ ở độ tuổi 20 đến
40.
Triệu chứng
Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xảy ra liền trước hoặc đồng thời với những cơn nhức đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít trường hợp, cơn nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.
Khi cơn nhức đầu xảy ra, các mạch máu ngoại biên ở vùng đầu có liên quan thường nổi rõ lên. Những khảo cứu của y học hiện đại cho thấy biên độ của sóng mạch gia tăng. Điều này phù hợp với hiện tượng mạch của bệnh nhân chuyển từ trầm huyền hoặc trầm tế sang huyền khẩn hoặcphù huyền sác lúc cơn đau dữ dội nổi lên. Một số nhà khoa học cho rằng những bệnh nhân đã bị đau nửa đầu nhiều năm thường dẫn đến áp huyết cao và tổn thương thận. Kết quả này cũng phù hợp với những lý luận vềhư hỏa và âm hư của y học cổ truyền.
Thông thường ở bệnh đau nửa đầu, dù trong hay sau cơn đau, người bệnh đều cảm thấy đau nhói nếu bị ấn nhẹ vào hai huyệt phong trì và đồng tử liêu. Phong trì ở phía sau tai, chỗ lõm ở ngang chân tóc. Đồng tử liêu nằm ở chỗ hõm bờ ngoài đuôi mắt. Cả hai huyệt vị này đều nằm trên kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
Biện chứng
Theo Nội kinh Can khai khiếu ở mắt, huyềnlà mạch của Can Đởm. Vùng và huyệt vị bị tổn thương do kinh Túc Thiếu Dương Đởm chi phối. Do đó, ở bệnh nhân đau nửa đầu, triệu chứng quá vượng của Can Đởm rất rõ nét. Can âm hư, Can dương xunggây ra một số triệu chứng Can Đởm hỏa thịnh thuộc dương chứng. Biếng ăn, buồn nôn là do Can Đởm (thuộc mộc) khắc Tỳ Vị (thuộc thổ) dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đây là một biểu hiện mà y học cổ truyền gọi là Can phạm Vị. Theo học thuyết kinh lạc,Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Trường hợp này, kinh khí ở kinhTúc Thiếu Dương Đởm đã nghịch chuyển gây ra những dấu hiệu đặc trưng của thiếu dương chứng. Đó là đau đầu, hoa mắt, buồn nôn. Thiếu dương chứng thường được xem là những chứng bán biểu bán lý. Tuy nhiên, bệnh đã lâu, can huyết bị tổn thương nên thiên về lý. Hỏa đây là hư hỏa do âm hư mà ra.
Điều trị
Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hòa Can Tỳ. Đây là bệnh mãn tính nên một điều quan trọng khác là phải bổ âm để tàng dương. Tuy nhiên, trong bổ âm phải lưu ý đến kiện Tỳ vì những thuốc bổ âm tính mát có thể làm trệ Tỳ, trong khi ở đây Tỳ Vị vốn đã suy yếu.
Bài thuốc
Tiêu dao thanglà một cổ phương có tác dụng hòa giải, thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, bạc hà, sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, bạch truật, cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.
Sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, bạc hà 4g, cam thảo (nướng qua) 4g, sinh khương (nướng qua) 4g.
Riêng vị bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nửa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.
Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, đương quy dưỡng huyết, cam thảo hòa trung, can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.
Thục địa 16g, đương quy 12g, can khương 8g (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện), cam thảo (nướng) 4g.
Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm, mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.
Thục địa 320g, ngưu tất 80g, đương quy 240g, ngũ vị 40g, xuyên khung (sao, tẩm đồng tiện) 120g.
Triệu chứng
Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xảy ra liền trước hoặc đồng thời với những cơn nhức đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít trường hợp, cơn nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.
Khi cơn nhức đầu xảy ra, các mạch máu ngoại biên ở vùng đầu có liên quan thường nổi rõ lên. Những khảo cứu của y học hiện đại cho thấy biên độ của sóng mạch gia tăng. Điều này phù hợp với hiện tượng mạch của bệnh nhân chuyển từ trầm huyền hoặc trầm tế sang huyền khẩn hoặcphù huyền sác lúc cơn đau dữ dội nổi lên. Một số nhà khoa học cho rằng những bệnh nhân đã bị đau nửa đầu nhiều năm thường dẫn đến áp huyết cao và tổn thương thận. Kết quả này cũng phù hợp với những lý luận vềhư hỏa và âm hư của y học cổ truyền.
Thông thường ở bệnh đau nửa đầu, dù trong hay sau cơn đau, người bệnh đều cảm thấy đau nhói nếu bị ấn nhẹ vào hai huyệt phong trì và đồng tử liêu. Phong trì ở phía sau tai, chỗ lõm ở ngang chân tóc. Đồng tử liêu nằm ở chỗ hõm bờ ngoài đuôi mắt. Cả hai huyệt vị này đều nằm trên kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
Biện chứng
Theo Nội kinh Can khai khiếu ở mắt, huyềnlà mạch của Can Đởm. Vùng và huyệt vị bị tổn thương do kinh Túc Thiếu Dương Đởm chi phối. Do đó, ở bệnh nhân đau nửa đầu, triệu chứng quá vượng của Can Đởm rất rõ nét. Can âm hư, Can dương xunggây ra một số triệu chứng Can Đởm hỏa thịnh thuộc dương chứng. Biếng ăn, buồn nôn là do Can Đởm (thuộc mộc) khắc Tỳ Vị (thuộc thổ) dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đây là một biểu hiện mà y học cổ truyền gọi là Can phạm Vị. Theo học thuyết kinh lạc,Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Trường hợp này, kinh khí ở kinhTúc Thiếu Dương Đởm đã nghịch chuyển gây ra những dấu hiệu đặc trưng của thiếu dương chứng. Đó là đau đầu, hoa mắt, buồn nôn. Thiếu dương chứng thường được xem là những chứng bán biểu bán lý. Tuy nhiên, bệnh đã lâu, can huyết bị tổn thương nên thiên về lý. Hỏa đây là hư hỏa do âm hư mà ra.
Điều trị
Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hòa Can Tỳ. Đây là bệnh mãn tính nên một điều quan trọng khác là phải bổ âm để tàng dương. Tuy nhiên, trong bổ âm phải lưu ý đến kiện Tỳ vì những thuốc bổ âm tính mát có thể làm trệ Tỳ, trong khi ở đây Tỳ Vị vốn đã suy yếu.
Bài thuốc
Tiêu dao thanglà một cổ phương có tác dụng hòa giải, thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, bạc hà, sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, bạch truật, cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.
Sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, bạc hà 4g, cam thảo (nướng qua) 4g, sinh khương (nướng qua) 4g.
Riêng vị bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nửa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.
Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, đương quy dưỡng huyết, cam thảo hòa trung, can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.
Thục địa 16g, đương quy 12g, can khương 8g (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện), cam thảo (nướng) 4g.
Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm, mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.
Thục địa 320g, ngưu tất 80g, đương quy 240g, ngũ vị 40g, xuyên khung (sao, tẩm đồng tiện) 120g.
Đây là một thang đại dược có
phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi
rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên: Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho
người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm
lợi dụng dương khí của bệnh đang được phát động khi làm việc phối hợp với sức
thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để
giải biểu. Trong bài thuốc này, thục địa để bổ âm, đương quy để dưỡng huyết,
xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, ngưu
tất dẫn thuốc trở xuống, Ngũ vị để liễm nạp dương khí.
ThuốcNam
Rau má 12g, hương phụ 8g (sao, tẩm đồng tiện), thảo quyết minh 12g (sao thơm), vỏ bưởi 8g (phơi khô, sao), rễ nhàu 12g.
Sắc ba chén còn lại gần một chén chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Trong bài này, rau má, thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết. Vỏ bưởi, hương phụ để sơ Can, khai uất, kiện Tỳ. Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rất hiệu quả trong những chứng nhức đầu.
Điều trị không dùng thuốc
Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính dẫn đến tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn Tư thương Tỳ, Khủng thương Thận, Nộ thương Can. Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu ngày đều ảnh hưởng đến Can khí, dẫn đến Can khí uất. Can khí uất là một đặc trưng của bệnh đau nửa đầu. Do đó, những cảm xúc âm tính nói chung - còn gọi là stress - có liên quan chặt chẽ đến cơn đau nửa đầu. Stress có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau. Ngược lại, những biện pháp làm thư giãn thần kinh và cơ như tập dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền... sẽ trực tiếp hóa giải stress và giúp sơ tiết Can khí nên có thể làm thưa dần, làm nhẹ đi và cuối cùng là chấm dứt hẳn những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, theo quy luật Thần tĩnh tất âm sinh, việc thư giãn, nhập tĩnh không những làm thư giãn khí uất mà còn có tác dụng sinh âm, bổ âm, nên đáp ứng được yêu cầu thứ hai của việc điều trị bệnh đau nửa đầu.
Thuốc
Rau má 12g, hương phụ 8g (sao, tẩm đồng tiện), thảo quyết minh 12g (sao thơm), vỏ bưởi 8g (phơi khô, sao), rễ nhàu 12g.
Sắc ba chén còn lại gần một chén chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Trong bài này, rau má, thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết. Vỏ bưởi, hương phụ để sơ Can, khai uất, kiện Tỳ. Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rất hiệu quả trong những chứng nhức đầu.
Điều trị không dùng thuốc
Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính dẫn đến tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn Tư thương Tỳ, Khủng thương Thận, Nộ thương Can. Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu ngày đều ảnh hưởng đến Can khí, dẫn đến Can khí uất. Can khí uất là một đặc trưng của bệnh đau nửa đầu. Do đó, những cảm xúc âm tính nói chung - còn gọi là stress - có liên quan chặt chẽ đến cơn đau nửa đầu. Stress có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau. Ngược lại, những biện pháp làm thư giãn thần kinh và cơ như tập dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền... sẽ trực tiếp hóa giải stress và giúp sơ tiết Can khí nên có thể làm thưa dần, làm nhẹ đi và cuối cùng là chấm dứt hẳn những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, theo quy luật Thần tĩnh tất âm sinh, việc thư giãn, nhập tĩnh không những làm thư giãn khí uất mà còn có tác dụng sinh âm, bổ âm, nên đáp ứng được yêu cầu thứ hai của việc điều trị bệnh đau nửa đầu.
Những thực phẩm bệnh đau
đầu nên tránh
Một số loại thực phẩm nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ
và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại
thực phẩm sau:
Các thực phẩm thay thế đường
Đường hóa học sẽ kích thích quá mức hoặc gây cản trở
cho các dây thần kinh, căng cơ tăng, dẫn tới chứng đau nửa đầu.
Đường hóa học thường có trong một số thực phẩm như nước
ngọt, kem, kẹo cao su… và những loại thuốc có chứa đường aspartam.
Những người dị ứng với các chất làm ngọt, chỉ cần
uống một chút nước giải khát có thể dẫn tới đau đầu.
Thực phẩm chứa cồn
Rượu bia, đặc biệt là rượu vang đỏ là thức uống phổ biến gây đau
đầu cho bạn do chúng chứa chất cồn. Mặc dù nó làm tăng sức đề kháng và miễn
dịch cần thiết khi uống với số lượng nhất định, nhưng nó thực sự có thể trở
thành một lý do gây nhức đầu khi bạn lạm dụng quá mức.
Trong rượu cồn có chứa sulfite khiến bạn bị dị ứng, hen suyễn
hoặc đau đầu. Ngoài ra, rượu cũng làm tăng lưu lượng máu lên não gây mất nước.
Tất cả những đồ uống có cồn đều gây ra đau đầu, đặc
biệt là rượu vang đỏ chứa rất nhiều chất hóa học gây đau đầu. Nếu
bạn thực sự muốn uống 2 ly/ ngày, tốt nhất nên chọn rượu vodka loại
rượu trắng không màu.
Thực phẩm chứa nitrit
Xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, thịt hun khói, món ăn nhanh và
nhiều món ăn hấp dẫn khác thường được sản xuất với chất nitrit. Đây là chất cần
thiết để tăng sự bảo quản tiệt trùng trong băng kín.
Nitrat, nitrit và bột ngọt làm co thắt các mạch máu và dẫn đến
chứng đau đầu ở một số người
Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày bạn nên hạn chế ăn.
Thực phẩm chứa tyramin
Chất tyramine có trong một số loại thực phẩm như hạt phỉ, cà
chua, thịt lợn, một số loại pho mát, sô cô la, sữa có thể là nguyên nhân dẫn
đến chứng đau đầu của bạn
Các loại phô mai càng lâu năm càng chứa nhiều chất tyramine.
Giống như bơ, chuối và quả hạch cũng chứa khá nhiều tyramine.
Lớp vỏ bên của chuối chứa nhiều hơn trong ruột chính vì vậy mà khi bóc vỏ ta
nên chú ý bóc sạch các mảnh sợi của vỏ bị dính vào phần thịt chuối.
Thực phẩm chứa cafein
1 cốc cà phê không chỉ là một thức uống tuyệt vời mỗi sáng thức
dậy, chúng còn khiến đầu óc minh mẫn và công việc trở nên có hiệu suất hơn.
Một lượng nhỏ cafein có thể làm giảm bớt đau đầu. Trong dược
phẩm, người ta vẫn dùng một chút cafein làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc.
Tuy nhiên, Cà phê kích thích hệ thần kinh và ảnh hưởng đến giấc
ngủ. Uống nhiều có thể gây nghiện. Khi nghiện cà phê sẽ gây ra chứng đau
nửa đầu. Cho nên lượng cà phê hấp thụ trong một ngày tốt nhất thấp hơn
100 mg (khoảng 1 cốc cà phê đặc)
Thực phẩm được nấu với nhiều gia vị
Nếu bạn là fan các món ăn được nấu chín với nhiều loại gia vị
cũng nên cẩn thận nhé vì những món ăn này thường chứa một enzym quan trọng liên
quan đến việc khử amin của các amino acid trong phụ gia thực phẩm.
Khoảng 10-20% số người bị nhức đầu bởi những chất này. Hiện
tượng này thường xuất hiện khoảng 15 phút sau bữa ăn với cảm giác đau ở vùng
trán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét